Nhiều khóa học hơn trên
1. Đại chiến không ảnh - Huỳnh Diệu Linh (Mùa 1, tập 1)
Ban khoa học lựa chọn ngẫu nhiên 100 bức ảnh sân bay chụp từ vệ tinh trong số 44000 sân bay trên toàn thế giới, được đánh số thứ tự từ 1 đến 100. Người khiêu chiến sẽ có 30 phút để ghi nhớ, sau đó giám khảo sẽ chọn một ảnh sân bay bất kỳ, nhiệm vụ người khiêu chiến là sẽ phải nhớ và ghi ra được số thứ tự tương ứng với sân bay đó, chính xác 2/3 lần, thử thách thành công.
Đại chiến không ảnh (8:38): https://youtu.be/VfJbknR_svI?t=518
2. Ma trận sử học - Lê Nguyễn Phước Vinh (Mùa 1, tập 1)
Trên sân khấu chính xuất hiện 1000 mốc sự kiện lịch sử ngẫu nhiên của Việt Nam và thế giới được chọn lọc, mỗi mốc lịch sử bao gồm thời gian và nội dung sự kiện. Người khiêu chiến có thời gian 20 phút để hệ thống 1000 mốc sự kiện này. Khách mời chuyên môn sẽ chọn ra các mốc sự kiện bất kỳ và nối tất cả thời gian xảy ra sự kiện thành một dãy số thống nhất, tổng cộng trên 100 con số. Người khiêu chiến có thêm 5 phút để ghi nhớ và sau đó sẽ bóc tách các sự kiện dựa trên dãy số vừa đọc để hoàn thành thử thách.
Ma trận sử học (51:28): https://youtu.be/VfJbknR_svI?t=3088
3. Truy tìm vân tay - Nguyễn Lê Phương Nghi (Mùa 1, tập 2)
100 dấu vân tay được lấy từ 100 khán giả đang có mặt tại trường quay. Thí sinh sẽ có một khoảng thời gian để ghi nhớ hình ảnh vân tay và tên chủ nhân. Sau đó, ban giám khảo chọn ngẫu nhiên một khán giả và công bố họ tên, thí sinh sẽ phải đi tìm dấu vân tay của người đó. Chính xác 2/3 lần, thử thách thành công.
Truy tìm vân tay (8:40): https://youtu.be/BcNucfXEsX8?t=520
4. Cổ máy Rubik - Nguyễn Ngọc Thịnh (Mùa 1, tập 2)
100 khối rubik với các hình dạng khác nhau được xáo trộn bởi các khán giả với số điểm theo độ khó của mỗi loại, tổng cộng 100 điểm. Người khiêu chiến sẽ giải chúng theo thứ tự ngẫu nhiên, cứ 10 giây băng chuyền đưa ra một khối. Nếu đạt từ 80 điểm trở lên thì thử thách thành công.
Các loại khối được dùng:
Khối 2x2x2
Khối 3x3x3
Khối 3x3x3 one hand (có lá cờ đỏ cắm cạnh một khối, và nó phải được giải bằng một tay)
Khối 4x4x4
Khối Skewb
Khối Pyramid
Cổ máy Rubik (38:33): https://youtu.be/BcNucfXEsX8?t=2313
Người giải mã: Phạm Phước Thuận, chủ nhiệm CLB Rubik Miền Tây: https://www.facebook.com/MrRubik123
5.
Bưu kiện thần tốc - Mai Tường Vân (Mùa 1, tập 2)
100 khán giả ngẫu nhiên tại trường quay lần lượt viết số điện thoại và tên viết tắt của mình vào giấy chuyển fax có mã vạch, mỗi thông tin trên giấy đều có 3 bản giống nhau: tờ 1 khán giả dùng để đối chiếu thông tin, tờ 2 để dán vào kiện hàng và tờ 3 dành cho người khiêu chiến thực hiện việc ghi nhớ. Người khiêu chiến có 2 giờ để ghi nhớ đồng thời 3 dữ kiện: mã vạch, số điện thoại và tên viết tắt. Ban giám khảo sẽ chọn ngẫu nhiên một kiện hàng, từ mã vạch trên kiện hàng, người khiêu chiến sẽ phải nhớ lại số điện thoại và dùng điện thoại của ban tổ chức gọi vào đầu số đó; nếu điện thoại đổ chuông 2/3 lần thì thử thách thành công.
Bưu kiện thần tốc (1:05:38): https://youtu.be/BcNucfXEsX8?t=3938
Sàn diễn trí nhớ - Nguyễn Hồng Anh (Mùa 1, tập 3)
Có 10 người mẫu nam xuất hiện trên sàn catwalk của sân khấu, ban giám khảo sẽ phối ngẫu nhiên một bộ trang phục gồm: quần, áo, giày, phụ kiện cho 10 người mẫu này. Qua một lần trình diễn duy nhất, 10 người mẫu sẽ xuất hiện với bộ trang phục đã phối trước đó, người khiêu chiến phải ghi nhớ toàn bộ thông tin về trang phục của họ. Sau đó, thí sinh phải lựa chọn 3 bộ trang phục cho 3 người mẫu được ban giám khảo chỉ định. Chính xác 2/3 bộ, thử thách thành công.
Sàn diễn trí nhớ (5:32): https://youtu.be/SdDy4P5i7_k?t=332
Khôi phục mảnh vỡ - Lê Sơn Tùng (Mùa 1, tập 3)
Xuất hiện trên sân khấu là 80 bức tranh khổ A4 vẽ bằng những nét rối độc đáo và hoàn toàn không giống nhau, mỗi bức tranh được cắt theo tỉ lệ 3x3cm, tổng số mảnh ghép riêng biệt được tạo ra là 5.040 mảnh. Người khiêu chiến sẽ có thời gian quan sát và ghi nhớ, sau đó các giám khảo sẽ lựa chọn 3 mảnh ghép bất kỳ từ 3 bức tranh. Thí sinh phải quan sát hình ảnh trên mảnh ghép và xác định mảnh ghép đó thuộc bức tranh nào. Nếu tìm đúng vị trí 2/3 bức tranh thì thử thách thành công
Khôi phục mảnh vỡ (33:24): https://youtu.be/SdDy4P5i7_k?t=2004
Siêu tính nhẩm - Trần Gia Hưng (Mùa 1, tập 3)
Thí sinh không được sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ tính toán nào và phải vượt qua 6 hạng mục tính nhẩm bao gồm:
Phép tính cộng gồm 20 số, mỗi số có 3 chữ số được xuất hiện liên tiếp trong 15 giây
Phép tính cộng - trừ gồm 20 số, mỗi số có 4 chữ số xuất hiện liên tiếp trong 20 giây
Phép tính nhân giữa 2 số, mỗi số có 4 chữ số
Phép tính chia giữa số bị chia gồm 18 chữ số và số chia gồm 15 chữ số
Phép tính khai căn bậc dưới 50 với kết quả là một số nguyên dưới 30
Phép tính khai căn bậc dưới 15 với kết quả là số thập phân có độ chính xác yêu cầu là 1 chữ số sau dấu phẩy.
Chỉ khi thí sinh đưa ra kết quả chính xác cho cả 6 hạng mục trên thì thử thách mới được công nhận là thành công
Siêu tính nhẫm (1:04:54): https://youtu.be/SdDy4P5i7_k?t=3894
Lưu ảnh xuyên tường – Lê Hồng Ngọc (Mùa 1, tập 4)
5 khung thép tương ứng với 5 tư thế uốn dẻo với độ khó cao được hệ thống bằng một vòng xoay với tốc độ xoay phù hợp. Người khiêu chiến sẽ có một khoảng thời gian quan sát, ghi nhớ và nghiên cứu tư thế và độ gò của các khung. Sau đó, thí sinh bị bịt mắt và phải lần lượt thực hiện các tư thế chính xác qua các khung mà không chạm vào chúng. Nếu vượt qua tất cả các khung thì thử thách thành công.
Lưu ảnh xuyên tường (4:17): https://youtu.be/-38m7dd2qjo?t=257
Domino siêu tốc – Nguyễn Văn Minh Hiếu (Mùa 1, tập 4)
83 quân cờ domino được xếp trên sân khấu thành một đường nối dài, số chấm trên mỗi quân cờ tương ứng với một con số. Bằng một lần thực hiện duy nhất, người khiêu chiến di chuyển trên xe thăng bằng và phải cộng lần lượt các chấm trên 73 quân cờ còn lại sau khi đã rút bỏ 10 quân cờ bất kỳ. Nếu đưa ra đáp án chính xác, thử thách thành công.
Domino siêu tốc (23:19): https://youtu.be/-38m7dd2qjo?t=1399
Truy tìm cá Koi – Ngô Văn Thắng (Mùa 1, tập 4)
50 con cá Koi thuộc nhiều dòng và màu sắc khác nhau được bố trí đều vào hai hồ A và B. Người khiêu chiến sẽ bị bịt mắt và phải nhận diện 25 con cá ở hồ A. Sau đó, ban giám khảo chọn tùy ý 3 con ở hồ B để thả vào hồ A, hình ảnh của chúng được lưu lại để đối chiếu; nhiệm vụ của người khiêu chiến lúc này là phải nhận diện 3 con cá đó. Xác định đúng 2/3 con, thử thách thành công.
Truy tìm cá Koi (46:12): https://youtu.be/-38m7dd2qjo?t=2772
Phá khóa điện thoại – Phạm Ngọc Bình (Mùa 1, tập 5)
100 khán giả tại trường quay lần lượt thiết lập mật khẩu bằng hình vẽ trên tấm mô phỏng đã được đánh số thứ tự. Sau đó, các trợ lý khoa học dựa vào những bảng mô phỏng để thiết lập chính xác mật khẩu cho 100 chiếc điện thoại, người khiêu chiến sẽ có thời gian ghi nhớ các mật khẩu này. Tiếp đó, ban giám khảo lựa chọn 3 chiếc điện thoại, và thí sinh phải vận dụng trí nhớ của mình để mở khóa 3 chiếc điện thoại đó. Chỉ cần mở khóa được 2/3 chiếc điện thoại, thử thách được tính là thành công
Phá khóa điện thoại (4:06): https://youtu.be/VRbdQqtMmCc?t=246
Địa cầu siêu không gian – Ngô Thế Anh (Mùa 1, tập 5)
Mỗi giám khảo tùy chọn một bản đồ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bất kỳ trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được thể hiện dưới dạng thảm thực vật. Nhiệm vụ của người khiêu chiến là tương tác trên ứng dụng quả địa cầu không gian để xác định vị trí của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tương ứng. Chính xác 2/3 lần thực hiện, thử thách thành công
Địa cầu siêu không gian (37:21): https://youtu.be/VRbdQqtMmCc?t=1651
Bách khoa siêu ô chữ (1) – Hà Việt Hoàng (Mùa 1, tập 5)
Trong 4 phút, thí sinh sẽ phải ghi nhớ 50 từ khóa là 50 từ chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm 25 cụm từ để điền vào 25 ô chữ trống và 25 cụm từ gây nhiễu, được sắp xếp xen kẽ nhau. Sau đó, thí sinh mới được nhìn bảng ô chữ cần điền. Thí sinh hoàn toàn không được biết bất cứ gợi ý nào, không được nháp. Chỉ khi ô chữ đã được giải đúng hoàn toàn, thử thách mới được tính là thành công
Bách khoa siêu ô chữ (1:06:06): https://youtu.be/VRbdQqtMmCc?t=3966
Thị giác cảm âm – Nguyễn Thế Vinh (Mùa 1, tập 6)
Giám khảo lựa chọn một bản nhạc bất kỳ trong số 50 bản phổ thuộc hai trường phái cổ điển và hiện đại. Chỉ bằng thị giác, thí sinh đứng ở phòng kín cách âm hoàn toàn sẽ phải cảm nhận các ngón đàn để đoán tên tác phẩm, đồng thời còn phải đàn lại chính xác tác phẩm đó. Chính xác 2/3 bản nhạc thuộc mỗi trường phái, thử thách thành công.
Thị giác cảm âm (03:01): https://youtu.be/vCzv3WH2Q2A?t=181
Định vị sắc màu – Chu Thị Đan Nhi (Mùa 1, tập 6)
50 võ sĩ Vovinam mang 50 con số ngẫu nhiên từ 1 đến 99 cùng với một trong ba màu đai đặc trưng của môn võ này là vàng, xanh và đỏ. Người khiêu chiến có thời gian quan sát ghi nhớ số và màu đai của 50 võ sĩ, sau đó phải tái hiện chính xác toàn bộ số thứ tự theo chiều xuôi lẫn chiều ngược và màu đai của 50 võ sĩ này. Tái hiện chính xác, thử thách thành công.
Định vị sắc màu (50:27): https://youtu.be/vCzv3WH2Q2A?t=3027
Phù thuỷ nón lá – Vũ Ngọc Hùng (Mùa 1, tập 6)
Giám khảo lựa chọn một chiếc nón lá bất kỳ trong 50 chiếc nón lá được sắp xếp ngẫu nhiên. Thí sinh có thời gian để quan sát và tìm chính xác chiếc nón lá đó với con số tương ứng. Chính xác 2/3 lần, thử thách thành công.
Phù thuỷ nón lá (1:22:30): https://youtu.be/vCzv3WH2Q2A?t=4950
Thế giới đại từ điển – Lê Anh Đức (Mùa 1, tập 7)
400 từ vựng thuộc 10 ngôn ngữ khác nhau (tiếng Urdu, Tây Ban Nha, Nhật, Ý, Hy Lạp, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Ả Rập, Nga) được cắt đôi để tạo thành 800 mảnh ghép và được hệ thống trên bảng tọa độ. Lấy tiếng Anh làm chuẩn, các từ ấy được dịch sang tiếng Việt để làm cơ sở, lúc này mỗi từ sẽ được thể hiện thành các bộ nhận diện ngôn ngữ khác nhau. Ban giám khảo lựa chọn một trong 40 đề, mỗi bộ đề là 6 từ vựng ngẫu nhiên. Thí sinh phải tìm tất cả các mảnh ghép cấu thành 6 từ vựng và ghi lại đáp án có tọa độ của các mảnh ghép đúng. Chính xác 6/6 từ vựng, thử thách thành công.
Thế giới đại từ điển (5:03): https://youtu.be/j1fL43Osog4?t=303
Ma trận số nguyên tố - Phạm Huy Hoàng (Mùa 1, tập 7)
1380 con số có 5 chữ số được sắp xếp thành 46 hàng và 30 cột, cứ 5 cột tạo nên 1 khối: A, B, C, D, E, F. Mỗi giám khảo lần lượt đưa ra 1 con số để hợp thành mật mã gồm 5 chữ số, 5 chữ số này sẽ là mật khẩu mở khóa của 5 ổ khóa. Giám khảo sẽ giấu mật mã 5 chữ số này tại 1 vị trí bất kỳ trong ma trận số, máy tính sẽ tự động tạo ra ma trận khác bằng 7 số nguyên tố để giấu mật mã này. Các số nguyên tố được nối với nhau bởi các đường thẳng, trong đó chỉ có hai đường vuông góc với nhau. Điểm giao nhau của hai đường này là mật mã người chơi phải tìm. Tìm được mật mã và mở thành công 5 ổ khóa tương ứng, thử thách thành công.
Ma trận số nguyên tố (33:27): https://youtu.be/j1fL43Osog4?t=2007
Chân thực ảnh – Lương Tuấn Phi (Mùa 1, tập 7)
Giám khảo lựa chọn một tờ giấy bất kỳ trong 200 tờ giấy trắng khổ A4 để thí sinh quan sát và nhận diện trong một khoảng thời gian; sau đó, thí sinh phải tìm ra chính xác tờ giấy này trong 200 tờ giấy thì thử thách mới được công nhận là thành công.
Chân thực ảnh (1:17:39): https://youtu.be/j1fL43Osog4?t=4659
Thính giác cảm âm – Nguyễn Xuân Huy (Mùa 1, tập 8)
Thử thách này gồm 3 vòng thi nhỏ:
Vòng 1: Hai nghệ sĩ violin đứng sau màn che lần lượt chơi một đoạn nhạc giống nhau. Người khiêu chiến bịt mắt cảm nhận âm thanh rồi cho biết chính xác vị trí A và B là người chơi thuộc giới tính nào.
Vòng 2: Trên sân khấu có hai cây đàn violin, một cây lấy làm chuẩn đã được lên sẵn dây đàn, cây còn lại được nới lỏng tùy ý bởi một nghệ sĩ violin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của thí sinh là dùng tai cảm nhận để lên dây đàn mà không có bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Thử thách thành công khi tần số âm thanh của đàn nằm trong vùng an toàn.
Vòng 3: 10 nghệ sĩ violin đứng theo số thứ tự từ 1 đến 10 lần lượt chơi một đoạn nhạc giống nhau. Thí sinh bị bịt mắt và phải ghi nhớ vị trí của các âm thanh đó. Sau đó, ban giám khảo chọn một nghệ sĩ bất kỳ để thể hiện lại đoạn nhạc, người khiêu chiến phải cho biết âm thanh đó được phát ra từ người chơi đàn ở vị trí số mấy.
Hoàn thành cả 3 vòng, khiêu chiến thành công.
Thính giác cảm âm (5:15): https://youtu.be/LS7DFYH53ak?t=314
Nhận diện quốc huy – Nguyễn Quang Bình (Mùa 1, tập 8)
Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên một Quốc huy trong số các Quốc huy của 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để tách thành 3 chi tiết riêng biệt. Người khiêu chiến phải quan sát và tổng hợp những hình ảnh đó thành một Quốc huy hoàn chỉnh để gọi đúng tên quốc gia, vùng lãnh thổ tương ứng của Quốc huy được chọn. Chính xác trong cả 3 lần thực hiện, thử thách thành công.
Nhận diện quốc huy (35:45): https://youtu.be/LS7DFYH53ak?t=2145
Giải cứu từ điển – Nguyễn Lê Tấn Kiên (Mùa 1, tập 8)
10 từ vựng bất kỳ được chọn trong số 3367 từ vựng của cuốn "Từ điển tiếng Anh cơ bản" của Oxford với số thứ tự tương ứng (đã được thí sinh ghi nhớ trước đó) để thí sinh xem qua (không có số thứ tự đính kèm). Sau đó, ban tổ chức sẽ giả lập một hệ thống cắt dây kết nối giữa số và chuông báo động bằng 200 từ (10 từ cho người chơi và 190 từ gây nhiễu khác trong số 3367 từ kể trên). Người khiêu chiến phải mã hóa các từ vựng này thành các con số, sau đó tìm và cắt sợi dây có số thứ tự tương ứng với 10 từ vựng được chọn. Cắt chính xác cả 10 dây, thử thách thành công; ngược lại, chuông báo động sẽ vang lên và thử thách thất bại.
Giải cứu từ điển (1:06:36): https://youtu.be/LS7DFYH53ak?t=3996
Rubik thần tốc (1) – Nguyễn Ngọc Thịnh – Phạm Đức Phước (Mùa 1, tập 9)
Trên bàn tròn là 10 khối rubik gồm các loại 2x2x2, 3x3x3 và 3x3x3 một tay. Hai người khiêu chiến ở mỗi cực sẽ di chuyển theo hướng mũi tên để đuổi theo đối thủ. Trong vòng 5 phút, mỗi khi thấy khối rubik, người khiêu chiến phải thực hiện nhiệm vụ khôi phục về nguyên bản khối rubik đã bị xóa hoặc xóa khối rubik nguyên bản, sau khi hoàn thành người khiêu chiến bấm nút bật đèn. Cuộc đấu kết thúc khi có một người đuổi kịp người còn lại hoặc sau 5 phút không ai đuổi kịp (khi đó sẽ quyết định thắng/thua ở số đèn sáng, nếu số đèn sáng của hai người bằng nhau thì mỗi người có 1 điểm). Sẽ có tổng cộng 3 lượt thi, ai là người giành được 2 điểm trước sẽ là người chiến thắng.
Rubik thần tốc (8:47): https://youtu.be/3CpFqwHmPWg?t=527
Ma trận lịch sử bóng đá – Lê Nguyễn Phước Vinh – Phạm Tuấn Minh (Mùa 1, tập 9)
100 mốc lịch sử được chọn ngẫu nhiên trong số 1000 mốc lịch sử bóng đá được tổng hợp từ cuối thế kỷ 19 đến nay đã được các thí sinh ghi nhớ trong 25 phút. Từ 100 bức ảnh nổi bật đại diện 100 mốc lịch sử nói trên, 4 giám khảo và khách mời chuyên môn, mỗi người sẽ lần lượt chỉ định hai bức ảnh bất kỳ.Sẽ có tổng cộng 10 đề bài. Nhiệm vụ của hai thí sinh là nhấn chuông giành quyền trả lời. Ai trả lời đúng sẽ được 1 điểm, còn trả lời sai thì điểm sẽ thuộc về đối thủ. Ai giành được 5 điểm trước sẽ là người thắng cuộc.
Ma trận lịch sử bóng đá (40:13): https://youtu.be/3CpFqwHmPWg?t=2413
Định vị thủ đô – Ngô Thế Anh – Nguyễn Quang Bình (Mùa 1, tập 10)
Trên màn hình lớn là bản đồ thế giới với 195 quốc gia cùng hàng ngàn dấu chấm đỏ, 199 dấu chấm chỉ đúng thủ đô của một nước bất kỳ và còn lại là gây nhiễu, được chia thành 6 vùng (Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Trung Mỹ - Caribe). Có tổng cộng 4 vòng thi, ở mỗi vòng, ban giám khảo sẽ lựa chọn một vùng bất kì. Ở mỗi vùng, cứ mỗi 1.5 giây, dấu chấm đỏ lại di chuyển đến vị trí mới. Hai thí sinh bấm chuông giành quyền trả lời nếu cho rằng dấu chấm đỏ đang chỉ đúng thủ đô. Nếu đúng, thí sinh bấm chuông giành được điểm, nếu trả lời sai điểm thuộc về đối thủ. Thí sinh nào giành được 2 điểm trước sẽ là người chiến thắng vòng thi đó. Sau 4 vòng thi, ai giành chiến thắng nhiều vòng thi hơn sẽ là người thắng chung cuộc.
Lưu ý: Nếu người chơi 1 bấm chuông nhưng trả lời sai hoặc bất kỳ ai bấm chuông khi chấm đỏ ở vị trí gây nhiễu, đối phương được cộng 1 điểm.
Định vị thủ đô (3:54): https://youtu.be/vnwK7j_XrLw?t=234
Mã QR biến hình – Mai Tường Vân – Huỳnh Diệu Linh (Mùa 1, tập 10)
50 mã QR được cắt đôi và dán lên 100 thùng carton chia đều cho 100 khán giả ở trường quay. Hai thí sinh có 60 phút ghi nhớ mã QR và 50 cặp đôi giữ mã QR đó. Sau đó, 100 người và 100 thùng carton được xáo trộn, tách ra thành hai vị trí đối diện nhau. Ban giám khảo lựa chọn một mảnh ghép QR bất kỳ. Thí sinh phải tìm ra cặp đôi sở hữu mã QR và điền vào bảng theo: phần còn lại của mảnh ghép; vị trí cặp đôi tương ứng với hai mảnh ghép đó. Điểm được xác định theo thứ tự: độ chính xác; thời gian hoàn thành.
Mã QR biến hình (34:35): https://youtu.be/vnwK7j_XrLw?t=2075
Logic tung hoành (1) – Hà Việt Hoàng – Phạm Huy Hoàng (Mùa 1, tập 10)
Trên màn hình là những ô màu chuyển động giao nhau, có 9 nhóm nằm dọc (dãy số có 5 con số) và 8 nhóm nằm ngang (dãy số có 7 con số). Mỗi số trong màu cùng nằm ngang hoặc nằm dọc đều có quy luật riêng biệt. Hai tuyển thủ vừa quan sát các số trong ô màu, vừa ghi nhớ, vừa tính toán các số còn thiếu ở ô màu để trống. Mỗi vòng có hai đề, trả lời chính xác cả hai mới được điểm vòng đó. Chỉ cần trả lời sai một đề, đối phương sẽ giành được điểm. Có tổng cộng 5 vòng thi với độ khó và số điểm tăng dần. Ai có tổng điểm cuối cùng cao nhất sẽ giành chiến thắng.
Logic tung hoành (1:16:00): https://youtu.be/vnwK7j_XrLw?t=4560
Rubik thần tốc (2) – Phạm Đức Phước - Yu Sajima, Nhật Bản (Mùa 1, tập 11)
Tương tự với thử thách cùng tên ở vòng 2, nhưng khác biệt ở một số điểm sau:
Các loại rubik sử dụng: có thêm hai loại là Skewb và 4x4x4.
Thời gian diễn ra mỗi lượt đấu: 7 phút.
Một số luật phạm quy được áp dụng:
Giải thiếu 1 bước từ 45 độ trở lên sẽ bị tính thua cuộc.
Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với khối rubik như bị xoay góc hay văng linh kiện trong quá trình thi đấu và không phải do lỗi ban đầu thì người chơi phải tự xử lý ngay tại chỗ.
Rubik thần tốc (14:24): https://youtu.be/etLY7VnRSBM?t=864
Bách khoa siêu ô chữ (2) – Hà Việt Hoàng - Simon Reinhard, Đức (Mùa 1, tập 11)
Hai thí sinh có tổng cộng 8 phút để quan sát và ghi nhớ 50 cụm từ tiếng Anh (25 cụm từ đáp án và 25 cụm từ gây nhiễu) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó là bảng tọa độ ô chữ. Cả hai sẽ dùng trí nhớ không gian để viết đáp án lên bảng kết quả của mình, ai hoàn thành trước sẽ nhấn chuông để giành quyền được xét kết quả. Nếu kết quả hoàn toàn trùng khớp điểm thuộc về người nhấn chuông, nếu không điểm thuộc về đối thủ. Tổng cộng có ba lượt thi, ai giành được 2 điểm trước sẽ là người chiến thắng.
Lưu ý: người chơi được phép sai chính tả tối đa một kí tự và từ sai phải nằm trong ô độc lập, trường hợp ô đó đang nằm giữa một cột dọc hoặc một cột ngang và ảnh hưởng kết quả còn lại thì ô sai chính tả cũng sẽ không được tính.
Bách khoa siêu ô chữ (51:29): https://youtu.be/etLY7VnRSBM?t=3089
Dịch chuyển không gian (Ma trận hồ điệp) – Mai Tường Vân - Johannes Mallow, Đức (Mùa 1, tập 12)
Hệ thống lưới bao gồm 100 ô vuông được mã hóa hệ tọa độ, mỗi ô vuông gồm hình ảnh 100 con bướm bay và đậu được sắp xếp ngẫu nhiên. Tổng số lượng bướm trên màn hình là 10.000 con, cả hai sẽ có 20 phút để ghi nhớ vị trí của chúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, 4 giám khảo sẽ có 8 lượt hoán đổi vị trí của những hàng ngang, cột dọc sao cho không trùng lắp với nhau. Hai tuyển thủ bị bịt mắt và chỉ nghe được sự thay đổi vị trí từ ban giám khảo.
Sau khi hoàn thành việc hoán đổi, cả hai sẽ có thêm 20 giây để tái cấu trúc lại hành trình trí nhớ của mình và mỗi người sẽ có một lượt để xác nhận lại vị trí hoán đổi của 1 trong 8 lượt hoán đổi vị trí từ ban giám khảo.
Ban giám khảo ra đề bằng cách chọn một ô vuông bất kỳ, hai tuyển thủ phải xác định đúng đồng thời tọa độ cũ và tọa độ mới của ô vuông đó mới tính là đáp án chính xác. Thời gian quan sát và bấm chuông tối đa là 40 giây và thời gian để trả lời hai tọa độ là 10 giây. Trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm, nếu giành quyền trả lời nhưng đáp án sai thì điểm thuộc về đối thủ. Ai ghi được 5 điểm trước sẽ là người chiến thắng
Dịch chuyển không gian (3:00): https://youtu.be/Do9-guJREtY?t=180
Siêu tính nhẩm (2) – Trần Gia Hưng - Rinne Tsujikubo, Nhật Bản (Mùa 1, tập 12)
Hệ thống lưới bao gồm 100 ô vuông được mã hóa hệ tọa độ, mỗi ô vuông gồm hình ảnh 100 con bướm bay và đậu được sắp xếp ngẫu nhiên. Tổng số lượng bướm trên màn hình là 10.000 con, cả hai sẽ có 20 phút để ghi nhớ vị trí của chúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, 4 giám khảo sẽ có 8 lượt hoán đổi vị trí của những hàng ngang, cột dọc sao cho không trùng lắp với nhau. Hai tuyển thủ bị bịt mắt và chỉ nghe được sự thay đổi vị trí từ ban giám khảo.
Sau khi hoàn thành việc hoán đổi, cả hai sẽ có thêm 20 giây để tái cấu trúc lại hành trình trí nhớ của mình và mỗi người sẽ có một lượt để xác nhận lại vị trí hoán đổi của 1 trong 8 lượt hoán đổi vị trí từ ban giám khảo.
Ban giám khảo ra đề bằng cách chọn một ô vuông bất kỳ, hai tuyển thủ phải xác định đúng đồng thời tọa độ cũ và tọa độ mới của ô vuông đó mới tính là đáp án chính xác. Thời gian quan sát và bấm chuông tối đa là 40 giây và thời gian để trả lời hai tọa độ là 10 giây. Trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm, nếu giành quyền trả lời nhưng đáp án sai thì điểm thuộc về đối thủ. Ai ghi được 5 điểm trước sẽ là người chiến thắng
Siêu tính nhẫm (34:04): https://youtu.be/Do9-guJREtY?t=2044
Logic tung hoành (2) – Phạm Huy Hoàng - Kaito Mori, Nhật Bản (Mùa 1, tập 13)
Về cơ bản giống với thử thách cùng tên ở vòng 2, chỉ khác biệt ở một số điểm sau:
Có 8 màu đề nằm ngang, mỗi đề là một dãy số có 9 con số
Có 9 màu đề nằm dọc, mỗi đề là một dãy số có 7 con số
Ở vòng 5 có hai ẩn số nằm ngang.
Logic tung hoành (2:16): https://youtu.be/X7oSydUcnCY?t=136
Truy tìm điểm ảnh – Lương Tuấn Phi - Takeru Aoki, Nhật Bản (Mùa 1, tập 13)
ai thí sinh có một khoảng thời gian để ghi nhớ 30 bức ảnh trắng đen chụp phong cảnh của hai nước Việt Nam và Nhật Bản khổ A3, khi vào phần thi không được quan sát lại. Sau đó, ban giám khảo tùy chọn 3 bức ảnh và lần lượt tiến hành chỉ định một điểm ảnh bất kỳ bằng ô vuông cạnh 1 cm. Nhiệm vụ của cả hai là quan sát điểm ảnh này trong 60 giây và xác định xem đó là bức ảnh nào. Thí sinh bấm chuông để giành quyền được xét kết quả, đồng thời xác nhận đáp án bằng cách dán ô vuông cạnh 1 cm lên vị trí mà họ lựa chọn trên bức tranh khổ A4. Đối chiếu vị trí hai ô vuông nằm trên đề và đáp án, nếu trùng khớp (ô vuông nhỏ nằm hoàn toàn trong ô vuông lớn cạnh 2 cm hoặc chạm vào một cạnh của ô vuông lớn đó) tuyển thủ được 1 điểm, ngược lại điểm thuộc về đối thủ. Tổng thời gian quan sát và giải đề là 15 phút. Có 3 lượt thi, tuyển thủ nào giành được 2 điểm trước sẽ là người chiến thắng.
Truy tìm điểm ảnh (54:38): https://youtu.be/X7oSydUcnCY?t=3278
Đường cong kỳ ảo – Lê Dương Hoàng Hiệp (Mùa 2, tập 1)
Ban giám khảo chọn 6 trong số 70 bánh răng được chuẩn bị trên sân khấu với kích cỡ khác nhau, mỗi bánh răng được khoét hai lỗ, sau đó chuyên viên kỹ thuật sẽ vẽ họa tiết lên giấy dựa trên các bánh răng đã chọn. Người khiêu chiến xem qua các bánh răng, sau đó quan sát vào các họa tiết đã vẽ và suy luận vị trí trên sân khấu của bánh răng tương ứng với họa tiết đã cho. Để vượt qua thử thách, người khiêu chiến cần xác định đúng vị trí của 5/6 bánh răng
Đường cong kỳ ảo (17:04): https://youtu.be/jpkTfvF_R7c?t=1024
Mã đi tuần – Nguyễn Văn Khanh (Mùa 2, tập 1)
Thử thách này dựa theo quy luật nước đi của quân Mã trong bàn cờ vua. Ban giám khảo chọn tùy ý 2 trong số các ô trên bàn cờ (tương ứng với điểm xuất phát và kết thúc) và gán các giá trị số vào hai ô đã chọn, sau đó chọn một con số bất kỳ gồm 3 chữ số. Người khiêu chiến không được nhìn bàn cờ và phải suy luận các nước đi cho quân cờ sao cho tổng giá trị của các ô trong các hàng ngang/hàng dọc trên bàn cờ bằng với con số đã cho.
Mã đi tuần (1:04:40): https://youtu.be/jpkTfvF_R7c?t=3880
Địa đồ đơn sắc – Địa đồ đơn sắc (Mùa 2, tập 2)
Toàn bộ bản đồ thế giới được chia ra và thể hiện trên 23 tấm bản đồ theo khu vực địa lý, đều được vẽ bằng một nét đơn đồng nhất. Thí sinh có 10 phút để hệ thống 23 bản đồ trên sân khấu. Sau đó, tất cả các bản đồ được tháo ra thành hơn 1.100 mảnh ghép. Ban giám khảo chọn tùy ý 5 mảnh ghép, người khiêu chiến phải nhanh chóng xác định vị trí của các mảnh trên lưới tọa độ và cho biết mảnh ghép đó thuộc bản đồ khu vực nào. Để vượt qua thử thách, người khiêu chiến cần xác định đúng 4/5 mảnh ghép
Địa đồ đơn sắc (10:23): https://youtu.be/1V1djk77F08?t=623
Điểm ảnh phát sáng - Hồ Đinh Đức Thái Tân (Mùa 2, tập 2)
28 bức hình được trưng bày trên 7 chiếc Ti vi, mỗi bức hình có gần 1 triệu điểm ảnh. Ban giám khảo lần lượt chọn ngẫu nhiên 3 mảnh cắt từ 28 bức hình này theo các tỷ lệ 4x4, 5x5 và 6x6. Người khiêu chiến cần xác định mảnh cắt được đưa ra thuộc bức hình nào. Xác định đúng 2/3 hình, thử thách thành công
Điểm ảnh phát sáng (54:28): https://youtu.be/1V1djk77F08?t=3268
Thư viện mini – Nguyễn Thục Nữ (Mùa 2, tập 2)
Ban giám khảo và MC chọn ngẫu nhiên và đọc một phần nội dung trên bìa của 5 cuốn sách trong một thư viện được dựng sẵn. Người khiêu chiến phải nhanh chóng liệt kê các thông tin: tên tác phẩm, tác giả, năm xuất bản đầu tiên và đơn vị phát hành. Liệt kê đúng thông tin của 4/5 cuốn sách, thử thách thành công
Thư viện mini (1:26:52): https://youtu.be/1V1djk77F08?t=5212
Toán tính nhẩm – Nguyễn Thiện Phương (Mùa 2, tập 3)
Người khiêu chiến phải trả lời nhanh và chính xác 5 bài toán: 3 phép nhân (7 chữ số nhân 7 chữ số, 8 chữ số nhân 8 chữ số, 9 chữ số nhân 9 chữ số) và 2 phép chia (49 chữ số chia 44 chữ số, 52 chữ số chia 46 chữ số)
Toán tính nhẫm (7:17): https://youtu.be/ZUAwPFIEMxg?t=437
Bách số đa nhiệm – Võ Thanh Liêm (Mùa 2, tập 3)
Trên sân khấu có một kiện hàng chứa 100 thùng mì ăn liền đã được sắp xếp với năm loại khác nhau. Ở mỗi thùng mì có ghi các dữ liệu cần phải ghi nhớ đồng thời bao gồm: số thứ tự, khu vực, số gói mì, số phiếu xuất kho, số lượng, màu sắc và hương vị cụ thể của 4/5 loại mì. Sau đó, ban giám khảo tùy chọn 3 thùng mì. Người khiêu chiến cần nhanh chóng truy xuất các thông tin được yêu cầu cho từng loại mì. Thực hiện chính xác ở 3/3 thùng mì, thử thách thành công
Bách số đa nhiệm (38:23): https://youtu.be/ZUAwPFIEMxg?t=2303
Chòm sao tri thức – Đỗ thành Đạt (Mùa 2, tập 3)
Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 1 trong 105 khối đa diện bán đều (13 khối Archimedes [b]và 92 khối Johnson [c]) để máy tính khai triển thành hình hai chiều và ẩn đi các đường kẻ, chỉ để lại những điểm sáng. Các điểm sáng này được giấu trong một "bầu trời" với hơn 10.000 điểm sáng. Người khiêu chiến cần quan sát và tìm ra vị trí đúng của các điểm sáng, sau đó vẽ các đường kẻ nối các điểm sáng với nhau thành hình hai chiều ban đầu và chỉ ra đúng khối đa diện mà ban giám khảo đã chọn
Chòm sao tri thức (1:03:47): https://youtu.be/ZUAwPFIEMxg?t=4427
Sudoku tốc độ - Nguyễn Hoàng Nghĩa – Phan Minh Tiến – Trần Nguyễn Thuý Vy (Mùa 2, tập 4)
Thử thách này có hai vòng đấu. Ở vòng đấu thứ nhất, cả ba thí sinh sẽ giao đấu ba lượt. Trong mỗi lượt đấu, dựa trên đề bài có sẵn trên lưới 9x9, thí sinh cần điền các số từ 1 đến 9 một cách chính xác trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điểm số ở mỗi lượt của thí sinh được tính theo thời gian trả lời và kết quả ứng với thang điểm 1, 2 và 3. Sau ba lượt đấu, thí sinh có tổng điểm thấp nhất sẽ bị loại, hai thí sinh còn lại bước tiếp vào vòng đấu thứ hai. Vòng thứ hai cũng có ba lượt đấu, thí sinh hoàn thành phần thi nhanh nhất và kết quả chính xác nhất được 1 điểm, nếu sai điểm thuộc về thí sinh còn lại. Sau vòng này, thí sinh có tổng điểm cao hơn sẽ là người chiến thắng
Sudoku tốc độ (5:18): https://youtu.be/VjLnH4rwFtc?t=318
Xúc xắc bí ẩn – Đặng Ngọc Phương Trinh (Mùa 2, tập 4)
Ban giám khảo tiến hành chọn ngẫu nhiên 100 trên 1000 số thứ tự được đánh số từ 000 đến 999 và gán chúng tùy ý cho 100 chiếc cốc. Mỗi chiếc cốc sẽ được ảo thuật gia lắc ra 3 giá trị xúc xắc ngẫu nhiên. Trong thời gian được quy định, thí sinh phải ghi nhớ đồng thời bộ số gồm số thứ tự và giá trị xúc xắc có trong 100 chiếc cốc. Mỗi chiếc cốc chỉ được quan sát 1 lần trong 10 giây. Sau khi quan sát, giám khảo chọn 5 số thứ tự tùy ý, thí sinh phải cho biết 3 giá trị xúc xắc tương ứng với số thứ tự đó. Chính xác 4/5 bộ số, thử thách thành công
Xúc xắc bí ẩn (42:12): https://youtu.be/VjLnH4rwFtc?t=2531
Viễn thám tinh thông – Quảng Trọng Trí (Mùa 2, tập 4)
Trên sân khấu có 2.319 bức ảnh vệ tinh tương ứng với 2319 phường và thị trấn của Việt Nam.[d] Ban giám khảo tiến hành chọn ngẫu nhiên một đơn vị hành chính bất kỳ gồm: 51 thị xã thuộc tỉnh, 78 thành phố thuộc tỉnh, 49 quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 529 huyện thuộc tỉnh. Trong thời gian ngắn nhất, thí sinh phải trích xuất thông tin, thu thập đầy đủ ảnh chụp vệ tinh các phường và thị trấn trực thuộc các đơn vị hành chính do ban giám khảo lựa chọn. Thu thập đầy đủ và chính xác, thử thách thành công
Viễn thám tinh thông (1:17:23): https://youtu.be/VjLnH4rwFtc?t=4643
Kết nối 3 miền – Hoàng Đình Anh Quốc (Mùa 2, tập 5)
Người khiêu chiến sẽ giải một bài toán tư duy logic dưới dạng kết nối các miền, mỗi miền có số đường kết nối khác nhau. Tuyển thủ suy luận, chuyển đổi thông tin để tìm ra cách kết nối các miền một cách logic nhất, sao cho không để miền nào bị cô lập; giữa mỗi miền với nhau có không quá 2 đường kết nối; các đường kết nối chỉ có thể song song hoặc vuông góc mà không được giao nhau
Kết nối 3 miền (12:18): https://youtu.be/2bPMN1ViL5M?t=738
Hành trình lập ảnh – Nguyễn Đình Thiết (Mùa 2, tập 5)
4 bộ bài 52 lá được xáo trộn một cách tùy ý, sau đó cứ 2 bộ bài ghép lại với nhau tạo ra 1 bộ bài lớn gồm 104 lá. Trong thời gian ngắn nhất, tuyển thủ phải ghi nhớ cùng lúc 2 bộ bài lớn, sau đó sử dụng 4 bộ bài mới để khôi phục lại các lá bài theo đúng thứ tự đã ghi nhớ của 2 bộ bài lớn này. Khôi phục chính xác, thử thách thành công
Hành trình lập ảnh (41:32): https://youtu.be/2bPMN1ViL5M?t=2492
Origami biến hình – Nguyễn Đức Giang (Mùa 2, tập 5)
Mỗi tác phẩm origami đều có một thiết kế đồ với 2 mặt A và B, ban giám khảo tùy ý thêm các điểm không trùng lặp vị trí trên 2 mặt này. Tuyển thủ tính toán, suy luận và cho biết có bao nhiêu điểm chấm lộ ra ngoài sau khi hình thành mô hình của tác phẩm. Thử thách thành công khi chính xác 2/3 hình
Origami biến hình (1:08:34): https://youtu.be/2bPMN1ViL5M?t=4114
Sudoku lập phương – Lâm Nhật Thịnh (Mùa 2, tập 6)
Một khối lập phương 4x4x4 được khai triển thành 6 mặt, mỗi mặt có 16 ô vuông. Giám khảo tùy ý điền 2 con số và 2 màu sắc lên 4 mặt khác nhau, người khiêu chiến (bị bịt mắt) phải điền 16 màu và 16 số từ 1 đến 16 lên 96 ô vuông sao cho các số trong mỗi mặt, mỗi hàng, mỗi cột, mỗi vòng không được lặp lại, đồng thời mỗi cặp màu và số chỉ được sử dụng đúng 1 lần
Sudoku lập phương (8:38): https://youtu.be/iigzxnV_6FE?t=518
Khai triển 3D – Nguyễn Vũ Mai Hân (Mùa 2, tập 6)
Trên sân khấu có 50 khối đa diện 3D với độ phức tạp khác nhau. Ở mỗi khối đa diện, máy tính chọn ngẫu nhiên 5 hình để khai triển thành hình 2D và ẩn đi các đường kẻ, chỉ để lại những điểm chấm. Ban giám khảo chọn 3 khối đa diện bất kỳ và tiến hành sửa đổi một chi tiết nhỏ của một trong 5 hình khai triển. Người khiêu chiến ghi nhớ 50 khối đa diện, sau đó lần lượt quan sát 5 hình 2D của mỗi khối để tìm ra chính xác khối đa diện ban đầu và xác định hình 2D đã được sửa đổi, đồng thời chỉ ra đúng vị trí chi tiết đã được sửa đổi ở hình 2D đó. Xác định chính xác 2/3 khối, thử thách thành công
Khai triển 3D (38:23): https://youtu.be/iigzxnV_6FE?t=2303
Số nguyên tố tung hoành – Lê Duy Bách (Mùa 2, tập 6)
Một mật mã được giấu trong 3 cụm từ khóa, chúng được tạo lập từ 3 bảng chữ cái riêng, mỗi bảng gồm 26 chữ cái từ A đến Z tương ứng với một dãy Số nguyên tố liên tiếp. Tuyển thủ chỉ được biết số nguyên tố ứng với chữ A ở 3 bảng chữ cái, sau đó quan sát và tìm ra bộ số nguyên tố trong 3 dãy số chạy ngang dọc trên màn hình để giải ra từ khóa. Sau khi giải được cả 3 từ khóa, tuyển thủ đưa ra mật mã cần tìm
Số nguyên tố tung hoành (1:08:08): https://youtu.be/iigzxnV_6FE?t=4088
Hành trình vô định – Nguyễn Văn Khanh – Lâm Nhựt Thịnh (Mùa 2, tập 7)
200 ô được thiết lập một cách ngẫu nhiên trên ứng dụng. Ban giám khảo chọn 1 màu làm màu mục tiêu và chọn 1 trong 3 màu sắc còn lại cho 1 ô bất kỳ trong đó. Thí sinh dựa vào định lý bốn màu để tô màu các ô còn lại sao cho số các ô chứa màu mục tiêu là ít nhất. Sau mỗi bước đi, các ô màu sẽ bị ẩn ngay lập tức và thí sinh hoàn toàn không biết được quá trình điền ô màu của chính mình. Trong khi thực hiện thử thách, tuyển thủ được quyền kiểm tra đáp án với mức phạt đóng băng bài thi trong thời gian 30 giây, không giới hạn số lần kiểm tra đáp án và quyền kiểm tra các nước đi của mình trong vòng 10 giây, tối đa 5 lần. Sau khi hoàn thành, người thắng cuộc sẽ được xác định theo các tiêu chí: số ô màu mục tiêu ít hơn, thời gian sử dụng ít hơn
Hành trình vô định (9:04): https://youtu.be/92eWO74eh2c?t=544
Hoán đổi – Đặng Thu Hiền – Đặng Ngọc Phương Trinh – Võ Thanh Liêm (Mùa 2, tập 7)
Trên sân khấu có 50 bộ búp bê Matryoshka, mỗi bộ gồm 5 con. Ban giám khảo sẽ xáo trộn búp bê và số thứ tự dựa theo vị trí tương ứng của chúng. Các thí sinh có 40 phút ghi nhớ trước khi bước vào 2 vòng đấu.
Vòng 1: Ban giám khảo lựa chọn 1 con búp bê bất kỳ, cả ba tuyển thủ phải xác định vị trí hiện tại của 5 con thuộc bộ búp bê đó trong 5 phút. Có tổng cộng 3 lượt thi, điểm thi được tính theo hệ số tương ứng; trường hợp thí sinh bằng điểm thì ưu tiên người có số lượng đáp án đúng nhiều hơn ở 3 lượt đấu. Thí sinh có điểm số thấp nhất sau ba lượt sẽ bị loại, hai thí sinh còn lại bước tiếp vào vòng 2.
Vòng 2: Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 10 con búp bê, 2 thí sinh lần lượt bấm chuông giành quyền trả lời để xác định vị trí. Ở mỗi lượt bấm, tuyển thủ có 3 giây để đưa ra đáp án, nếu không đưa ra đáp án hoặc trả lời sai thì điểm thuộc về người còn lại. Kết thúc vòng 2, thí sinh có điểm số cao hơn sẽ giành chiến thắng
Hoán đổi (47:26): https://youtu.be/92eWO74eh2c?t=2846
Tư duy thị giác – Nguyễn Đức Giang – Hồ Đinh Đức Thái Tân (Mùa 2, tập 8)
Trên sân khấu có 100 viên đá ong, mỗi viên được cắt đôi thành 2 viên nhỏ và sắp xếp vào 2 cột A và B với số thứ tự tương ứng từ 1 đến 100. Giám khảo chọn 3 viên bất kỳ ở cột A và bố trí giữa sân khấu. Trong 60 phút, hai thí sinh quan sát và ghi nhớ hình dáng và cấu trúc của 3 viên đá được chọn và nhanh chóng tiến đến cột B để truy tìm một nửa còn lại trùng khớp tuyệt đối với cột A. Người chiến thắng được xác định theo: số đáp án chính xác nhiều hơn, sử dụng ít thời gian hơn
Tư duy thị giác (8:11): https://youtu.be/FE-6CPm5qZ0?t=490
Linh vật ẩn mình – Nguyễn Thị Lan Anh – Đỗ Thành Đạt (Mùa 2, tập 8)
8 bộ mật mã gồm 3 chữ số được mã hóa trong 8 bộ nonogram. Hai tuyển thủ cần sử dụng tư duy logic để mã hóa và tìm ra 8 bộ số này bằng cách suy luận và đánh dấu tất cả các ô dựa trên các số gợi ý. Sau đó, hai thí sinh căn cứ vào 8 bộ mật mã này để suy luận, tìm ra hình ảnh con trâu được ẩn trong ma trận số với hàng nghìn con số to nhỏ được sắp xếp theo các hướng khác nhau. Hai thí sinh xác định đáp án trong 30 hình ảnh con trâu để chỉ ra con trâu đã được giấu trong ma trận số. Đáp án được xác nhận khi một trong hai tuyển thủ bấm chuông giành quyền trả lời, tuyển thủ còn lại có 10 phút để hoàn thành thử thách. Tuyển thủ nào có đáp án chính xác và sử dụng thời gian ít hơn sẽ giành chiến thắng
Linh vật ẩn mình (53:29): https://youtu.be/FE-6CPm5qZ0?t=3209
Mê cung thám điểm – Nguyễn Cảnh Duy Anh - Hoàng Đình Anh Quốc (Mùa 2, tập 9)
Trên sân khấu có 3 mê cung, mỗi mê cung chỉ có 1 đường ra. Từng mê cung được tách tùy ý thành 2 phần: trên - dưới, trước - sau, trái - phải để hình thành các mê cung lập thể. Hai tuyển thủ bước vào phía trong mê cung quan sát, suy luận và ghép các cặp mặt lại với nhau để hình thành 3 mê cung nguyên vẹn ban đầu, từ đó tìm đường ra cho mỗi mê cung; đồng thời phải tịnh tiến 3 đường ra vừa tìm được trong không gian để tìm giao điểm của chúng. Tuyển thủ chiến thắng trận đấu được xác định theo độ chính xác và thời gian sử dụng để hoàn thành thử thách
Mê cung thám điểm (6:40): https://youtu.be/kAayJXwV82k?t=400
Logic siêu tung hoành – Dương Lê Hoàng Hiệp – Lê Duy Bách (Mùa 2, tập 9)
Thử thách này được nâng cấp từ thử thách "Logic tung hoành" đã xuất hiện ở mùa 1. Trên màn hình có các viên bi chuyển động không ngừng với những màu sắc và con số khác nhau, trong đó có 5 bộ số và màu sắc. Tuyển thủ suy luận, tính toán để điền các số còn thiếu của mỗi màu, sau đó tìm ra quy luật và giải mã con số cuối cùng. Có 3 vòng thi với độ khó và số điểm tăng dần. Nếu trả lời sai ở bất cứ vòng nào, điểm thuộc về đối thủ. Người có số điểm cao hơn sau 3 vòng sẽ là người chiến thắng
Logic siêu tung hoành (57:13): https://youtu.be/kAayJXwV82k?t=3433
Mê trận cánh quạt – Lương Tuấn Phi – Nguyễn Đức Giang (Mùa 2, tập 10)
100 cây quạt xòe được trưng bày cùng 100 cây quạt gấp tương ứng với các họa tiết đẹp mắt. Những bức tranh với đề tài chính là quê hương Việt Nam được chia ngẫu nhiên thành nhiều mảnh, mỗi mảnh được in trên một cánh quạt. Hai tuyển thủ có thời gian tối đa 60 phút để quan sát và ghi nhớ 100 cây quạt xòe. Sau đó, ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 3 cây quạt gấp; thí sinh cần quan sát thông tin trên nếp quạt và tìm ra cây quạt xòe tương ứng với từng cây quạt gấp đó, sau đó dựa vào thông tin trên ba cây quạt xòe vừa tìm được để tìm ra những mảnh ghép trên các cây quạt xòe còn lại để ghép thành 3 bức tranh hoàn chỉnh ban đầu. Kết quả được xác định theo số đáp án chính xác và thời gian đưa ra đáp án của thí sinh. Thí sinh có kết quả tốt hơn sẽ giành chiến thắng
Mê trận cánh quạt (8:31): https://youtu.be/7J9GJzhM3AY?t=511
Bạch mã đồ - Lâm Nhựt Thịnh – Hà Việt Hoàng – Nguyễn Thục Nữ (Mùa 2, tập 10, 11)
Thử thách có 2 vòng đấu:
Vòng 1: Có 50 - 60 cụm từ gợi ý bao gồm các cụm từ chính xác và cụm từ gây nhiễu, cứ 3 cụm từ gợi ý tạo thành một từ khóa chính xác. Các cụm từ gợi ý bị xáo trộn ngẫu nhiên, các từ khóa của chương trình được xác định bằng các ô màu đỏ hoạt động theo quy tắc đầu - cuối trên bảng tọa độ. Ba tuyển thủ có tổng thời gian quan sát tối đa là 15 phút để liên kết các gợi ý, ghi nhớ và hệ thống các ô chữ. Sau 5 phút quan sát, hệ thống ô chữ sẽ biến mất, thí sinh sẽ chỉ quan sát được các gợi ý trong 10 phút còn lại để tư duy và kết nối các cụm từ gợi ý đúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, các thí sinh ghi đáp án lên bảng tọa độ và xác nhận bằng cách bấm nút dừng thời gian. Kết quả được xác định theo số đáp án đúng và thời gian trả lời của thí sinh. Hai thí sinh có kết quả tốt hơn được bước tiếp vào vòng 2.
Vòng 2: Luật tương tự vòng 1, nhưng một số ô màu đỏ trong hệ thống ô chữ bị ẩn đi và sau 5 phút, các từ khóa gợi ý sẽ biến mất, buộc tuyển thủ phải tự suy luận để hoàn thành đáp án của mình. Kết quả được xác định theo số đáp án đúng và thời gian trả lời của thí sinh. Thí sinh có kết quả tốt hơn sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý, trong thời gian ghi nhớ và hệ thống đáp án, nếu thí sinh đã có đáp án thì có thể trả lời ngay lập tức, nhưng không được nhìn lại các gợi ý ban đầu.
Bạch mã đồ (1:03:36) tập 10: https://youtu.be/7J9GJzhM3AY?t=3816
Bạch mã đồ (4:57) tập 11: https://youtu.be/rduDXvi99ig?t=297
Mã tung hoành – Phạm Huy Hoàng – Dương Lê Hoàng Hiệp (Mùa 2, tập 11)
Thử thách này là sự kết hợp của hai thử thách "Logic tung hoành" và "Mã đi tuần" đã từng xuất hiện trong chương trình; trong đó, các giá trị của bảng "Mã đi tuần" được ẩn giấu trong dãy số "Logic tung hoành". Trên bảng "Mã đi tuần", ban giám khảo lựa chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc, sau đó gán ô màu ở dãy nằm ngang tương ứng với giá trị tổng và hai ô màu ở dãy nằm dọc tương ứng với điểm bắt đầu và điểm kết thúc đã được xác định trước đó. Hai tuyển thủ quan sát các dãy màu chuyển động và thực hiện các phép toán để tìm ra các giá trị được ẩn giấu đó. Dựa vào các giá trị vừa tìm được ở "Logic tung hoành", hai thí sinh tiến hành giải bài toán "Mã đi tuần". Các nước đi của quân Mã sẽ bị ẩn đi, buộc tuyển thủ phải ghi nhớ lộ trình trong suốt quá trình thực hiện thử thách. Khi hoàn thành thử thách, kết quả được xác định theo độ chính xác và thời gian thực hiện thử thách của thí sinh. Thí sinh có kết quả tốt hơn sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý, quân Mã chỉ được phép đi qua mỗi ô trên bàn cờ một lần duy nhất; nếu không sẽ bị coi là phạm luật và thí sinh sẽ phải đi lại từ đầu. Sau khi quân Mã đi hết 64 ô trên bàn cờ và dừng lại ở điểm kết thúc, thí sinh được quyền sửa lại các ô tối đa 3 lần.
Mã tung hoành (40:00) https://youtu.be/rduDXvi99ig?t=2400